Chỉnh trang đô thị thị trường BĐS ven sông tăng tốc
18/11/2020
Đề án chỉnh trang đô thị kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tàu Hủ - Kênh Đôi, Tân Hóa - Lò Gốm thúc đẩy tăng trưởng thị trường địa ốc.
20 năm trước, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè được gọi là kênh "chết" do ô nhiễm nặng. Ông Đỗ Văn Quang ngụ quận 3, TP HCM chia sẻ, sống gần kênh đồng nghĩa thường xuyên chịu đựng mùi hôi, ruồi nhặng, chuột đã đành, triều cường mang theo rác thải vào nhà...
Đến năm 2002, dự án cải tạo vệ sinh môi trường lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè với tổng mức đầu tư gần 8.600 tỷ đồng được triển khai. Sau 10 năm, cùng với hai tuyến đường Hoàng Sa và Trường Sa ven kênh được khánh thành, quá trình chỉnh trang đô thị đã tạo bước ngoặt đánh dấu sự hồi sinh của dòng kênh "chết" và thị trường bất động sản khu vực này.
Trong ảnh, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đoạn hướng về quận 1, quận 3 đã khoác diện mạo mới với sắc xanh tràn ngập. Dòng kênh đen nhường chỗ cho màu nước trong, hai bên đường cây xanh thẳng tắp, vỉa hè được lát đá, sáng đèn về đêm.
"Nhà chúng tôi trở thành nhà mặt tiền. Mỗi sáng vợ chồng tôi tập thể dục ven kênh, có hôm thì đưa cháu nội đi dạo, hít thở không khí mát rượi, cuộc sống tươi vui, thoải mái lắm", ông Quang chia sẻ (Click Here). Khu vực kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè hiện nay, giao thông thông thoáng nhờ hạ tầng hoàn thiện. Lối dạo bộ ven sông hình thành cũng tạo không gian công cộng cho cư dân địa phương tham gia các hoạt động ngoài trời, rèn luyện sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Nhiều hoạt động nhân dịp lễ Tết cũng được tổ chức, thể hiện chất lượng sống đã được nâng cao nơi đây.
Không chỉ Nhiêu Lộc, dòng kênh Tân Hóa - Lò Gốm đoạn qua quận 4 và quận 6 cũng từng chung số phận khi được gọi là "điểm đen" của ô nhiễm. Sau 5 năm triển khai cải tạo, từ 2010-2015, toàn bộ dòng kênh đã được hồi sinh.
Là người trực tiếp chứng kiến quá trình "lột xác" của dòng kênh, bà Linh (quận 6, TP HCM) chia sẻ cả gia đình đều rất vui mừng khi kênh "chết" giờ đã khoác trên mình "chiếc áo mới".
"Chúng tôi không còn sống chung với nhếch nhác, ẩm thấp và mùi hôi bên bờ kênh đen. Nhà tôi ra mặt tiền, giá đất cũng gia tăng nhanh chóng", bà Linh nói.
Tuyến kênh thứ ba tại TP HCM cũng được đầu tư cải tạo là kênh Tàu Hủ - Bến Nghé dài khoảng 9,3 km bắt đầu từ sông Sài Gòn đến kênh Lò Gốm, chảy qua quận 1, 4, 5, 6, và 8. Một thời gian dài tuyến đường thủy Tàu Hủ - Bến Nghé bị bỏ hoang, bùn đất bồi lắng làm lòng kênh cạn dần.
Kéo theo đó là các cụm nhà ven kênh nhếch nhác, tạm bợ. Sau nhiều năm được đầu tư cải tạo môi trường nước và chỉnh trang đô thị, dòng kênh đã "lột xác" cùng đại lộ Võ Văn Kiệt (đại lộ Đông - Tây).
Việc cải tạo kênh, rạch không chỉ giúp thay đổi diện mạo TP HCM mà còn thổi luồng gió mới vào thị trường bất động sản ven các con kênh. Điển hình là các dự án trên đường Bến Vân Đồn đã gia tăng giá trị nhanh chóng sau chỉnh trang đô thị. Khu vực Bến Vân Đồn nói riêng và quận 4 nói chung trở thành đối trọng với bất động sản trung tâm ngay bên kia sông.
Với tầm nhìn đẹp cùng vị trí liền kề trung tâm thành phố, tuyến đường này đã thu hút nhiều doanh nghiệp bất động sản tham gia phát triển những dự án căn hộ cao cấp như Novaland, Phát Đạt, DRH Holdings...
Thông tin chi tiết dự án căn hộ D-Aqua Quận 8 xem thêm tại: https://muonnha.com.vn/tp-ho-chi-minh/quan-8/d-aqua/mua-ban-can-ho-chung-cu